hóc môn

Huyện Hóc Môn

Contents

hóc môn

huyện hóc môn ở đâu.

Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).

ý nghĩa tên gọi huyện hóc môn

Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.

Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).

Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).

Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do một phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).

Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.

Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã: An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân; xã Tân Thới Nhứt viết lại thành Tân Thới Nhất. Như thế huyện Hóc Môn có 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.

Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn, thuộc huyện Hóc Môn, từ phần đất cắt ra của ba xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp cùng huyện.

Ngày 27 tháng 8 năm 1988, huyện Hóc Môn lập thêm hai xã: Bà Điểm (từ phần đất cắt ra của xã Tân Thới Nhất) và Tân Chánh Hiệp (từ phần đất cắt ra của xã Đông Hưng Thuận và xã Trung Mỹ Tây). Như thế lúc này huyện Hóc Môn có 01 thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.

Từ ngày 1 tháng 4 năm 1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Thới Tam Thôn); 273 ha diện tích tự nhiên và 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Tân Xuân) để thành lập quận 12.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, thành lập 2 xã Trung Chánh và Xuân Thới Đông từ một phần xã Tân Xuân. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn.

duong vanh dai - di qua hoc mon
duong vanh dai – di qua hoc mon

HUYỆN HÓC MÔN TPHCM CÓ BAO NHIÊU TÊN ĐƯỜNG ? KÊ TÊN NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐÓ ?


STT TÊN ĐƯỜNG HUYỆN HÓC MÔN
1 Đường Ấp Dân Thắng 1 16 Đường Tuyến 5 31 Đường Phạm Văn Sáng
2 Đường Ấp Dân Thắng 2 17 Đường Tuyến 9 32 Đường Phan Văn Đối
3 Đường Ấp Đình 2 18 Đường Giác Đạo 33 Đường Phan Văn Hớn
4 Đường Ấp Đình 4 19 Đường Hà Nội 34 Đường Quang Trung
5 Đường Ấp Đông 20 Đường Hàn Quốc 35 Đường Quốc Lộ 1A
6 Đường Ấp Mỹ Hoà I 21 Đường Hậu Lân 36 Đường Quốc Lộ 22
7 Đường Ấp Nam Thới 22 Đường Hậu Lân – Bà Điểm 37 Đường Rạch Hóc Môn
8 Đường Ấp Tam Đông 23 Đường Hồ Ngọc Cẩn 38 Đường Rỗng Bàng
9 Đường Ấp Tây Bắc Lân 24 Đường Hương Lộ 60 39 Đường Song Hành
10 Đường Ấp Thống Nhất 2 – Nhị Tân 1 25 Đường Hương Lộ 60B 40 Đường Song Hành Quốc Lộ 22
11 Đường Ấp Tiền Lân 26 Đường Hương Lộ 80B 41 Đường Tam Đông
12 Đường Bà Điểm 27 Đường Khu Phố 1-01 42 Đường Tân Hiệp
13 Đường Bà Điểm 2 28 Đường Khu Phố 1-02 43 Đường Tân Hiệp 14
14 Đường Bà Điểm 5 29 Đường Khu Phố 1-03 44 Đường Tân Hiệp 15
15 Đường Bà Điểm 6 30 Đường Khu Phố 2-01 45 Đường Tân Hiệp 16
16 Đường Bà Điểm 7 31 Đường Khu Phố 2-02 46 Đường Tân Hiệp 31
17 Đường Bà Điểm 8 32 Đường Khu Phố 3-01 47 Đường Tân Hiệp 4
18 Đường Bà Triệu 33 Đường Lê Lai 48 Đường Tân Hiệp 6
19 Đường Bùi Chu 34 Đường Lê Lợi 49 Đường Tân Hiệp 7
20 Đường Bùi Công Trừng 35 Đường Lê Thị Hà 50 Đường Tân Xuân 1
21 Đường Bùi văn Ngữ 36 Đường Lê Văn Khương 51 Đường Tân Xuân 2
22 Đường Chu Mạnh Trinh 37 Đường Liên Ấp 1-4 52 Đường Tân Xuân 6
23 Đường Đặng Công Bình 38 Đường Liên Ấp 3-7 53 Đường Thái Bình
24 Đường Đặng Thúc Vịnh 39 Đường Liên Ấp 5-7 54 Đường Thành Uỷ
25 Đường Đặng Văn Mười 40 Đường Liên Ấp Nam Thới – Thới Tứ 55 Đường Thiên Quang
26 Đường Đỗ Văn Dậy 41 Đường Liên Ấp Thới Tứ Trung Đông 56 Đường Thới Tam Thôn 3
27 Đường Đồng Bà Canh 42 Đường Liên Ấp 2:6:7 57 Đường Thới Tam Thôn 6
28 Đường Đông Lân 43 Đường Liên Xã Tân Hiệp 58 Đường Thới Tây
29 Đường Đồng Tâm 44 Đường Liên Xã Tân Thới Nhì – Thị Trấn 59 Đường Thới Tây – Tân Hiệp
30 Đường Đông Thạnh 2 45 Đường Liên Xã Thị Trấn – Tân Hiệp 60 Đường Thới Tứ
31 Đường Đông Thạnh 2-5 46 Đường Liên Xã Thị Trấn – Thới Tam Thôn 61 Đường Thương Mại 1
32 Đường Đông Thạnh 3 47 Đường Liên Xã Thới Tam Thôn – Đông Thạnh 62 Đường Thương Mại 3
33 Đường Đông Thạnh 4 48 Đường Lý Nam Đế 63 Đường Tô Kí
34 Đường Đông Thạnh 4-2 49 Đường Lý Thường Kiệt 64 Đường Trần Bình Trọng
35 Đường Đông Thạnh 5 50 Đường Mỹ Huề 65 Đường Trần Khắc Chân
36 Đường Đông Thạnh 7 51 Đường Nam Lân 66 Đường Trần Văn Mười
37 Đường Dương Công Khi 52 Đường Nam Thới 1 67 Đường Trịnh Thị Miếng
38 Đường Số 12 53 Đường Nam Thới 2 68 Đường Trung Đông 11
39 Đường Số 14 54 Đường Ngô Quyền 69 Đường Trung Đông 12
40 Đường Số 17 55 Đường Nguyễn Ảnh Thủ 70 Đường Trung Đông 7
41 Đường Số 2 56 Đường Nguyễn Hữu Cầu 71 Đường Trung Đông 8
42 Đường Số 3 57 Đường Nguyễn Thị Rành 72 Đường Trung Lân 1
43 Đường Số 5 58 Đường Nguyễn Thị Sóc 73 Đường Trung Mỹ
44 Đường Số 6 59 Đường Nguyễn Thị Thử 74 Đường Trưng Nữ Vương
45 Đường Số 7 60 Đường Nguyễn Văn Bứa 75 Đường Trưng Vương 3
46 Đường Số 8 61 Đường Ống Nước 76 Đường Tuyến Ấp 1
47 Đường Tuyến Ống Nước Sạch 62 Đường Võ Thị Hồi 76 Đường Xuân Thới 23
48 Đường Vạn Hạnh 1 63 Đường Võ Văn Bích 77 Đường Xuân Thới 3
49 Đường Vạn Hạnh 3 64 Đường Xuân Thới 15 78 Đường Xuân Thới 5
50 Đường Vạn Hạnh 4 65 Đường Xuân Thới 2 79 Đường Xuân Thới 6
51 Đường Xuân Thới Sơn 22 66 Đường Xuân Thới Đông 2 80 Đường Xuân Thới 7
52 Đường Xuân Thới Sơn 26 67 Đường Xuân Thới Sơn 1 81 Đường Xuân Thới 8
53 Đường Xuân Thới Sơn 27 68 Đường Xuân Thới Sơn 16 82 Đường Xuân Thới 9
54 Đường Xuân Thới Sơn 37 69 Đường Xuân Thới Sơn 2 83 Đường Xuân Thới Sơn 5
55 Đường Xuân Thới Sơn 38 70 Đường Xuân Thới Sơn 20C 84 Đường Xuân Thới Sơn 6
56 Đường Xuân Thới Sơn 4 71 Đường Xuân Thới Sơn 21 85 Đường Xuân Thới Sơn 8
57 Đường Xuân Thới Sơn A 72 Đường Xuân Thới Thượng 86 Đường Xuân Thới Thượng 15
58 Đường Xuân Thới Thượng 17 73 Đường Xuân Thới Thượng 23 87 Đường Xuân Thới Thượng 24
59 Đường Xuân Thới Thượng 26 74 Đường Xuân Thới Thượng 4 88 Đường Xuân Thới Thượng 5
60 Đường Xuân Thới Thượng 59 75 Đường Xuân Thới Thượng 6 89 Đường Xuân Thới Thượng 7
61 Đường Xuân Thới Thượng 8 76 Đường Xuân Thới Thượng 9

Các xã tại huyện Hóc Môn

Stt Đơn vị Tên
1 Thị trấn Thị trấn Hóc Môn
2 Xã Tân Hiệp
3 Xã Nhị Bình
4 Xã Đông Thạnh
5 Xã Tân Thới Nhì
6 Xã Thới Tam Thôn
7 Xã Xuân Thới Sơn
8 Xã Tân Xuân
9 Xã Xuân Thới Đông
10 Xã Trung Chánh
11 Xã Xuân Thới Thượng
12 Xã Bà Điểm

Từ xa xưa, dân Bà Điểm đã nổi tiếng là khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài, giàu lòng tương thân tương ái.

Vua tôi nhà Nguyễn cũng phải mặc nhiên chấp nhận lẽ thời của những người dân “cứng đầu cứng cổ” ở nơi đây.

Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thứ dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp. Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm, “ông ba mươi” đi trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng “dữ như cọp Vườn trầu”.

Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Mỗi lúc đi bán trầu, các nhà vườn thường rủ nhau cùng nhập toán lên đến ba, bốn mươi người gồng gánh đem trầu về bán tận Sài Gòn, Bến Nghé.

mươi tám thôn vườn trầu
mươi tám thôn vườn trầu
cảnh đẹp huyện hóc môn - công viên hồ cá koi
cảnh đẹp huyện hóc môn – công viên hồ cá koi
canh dep di choi huyen hoc mon
canh dep di choi huyen hoc mon

Khu di tích quốc gia Ngã Ba Giồng là địa điểm được nhiều cơ quan, đoàn thể ghé đến để nhớ ơn các vị anh hùng và ôn lại những chiến tích, sự kiện lịch sử nước nhà.

Ngã Ba Giồng là nơi ghi dấu lịch sử dân tộc, nhớ ơn những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Họ đã kiên cường, bất khuất không khoan nhượng trước những tội ác của thực dân Pháp.

Khu du tích lịch sử có diện tích 2.300m2. Đây là dự án mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa với các vật thể, phi vật thể theo năm tháng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) với các công trình bao gồm: Đền tưởng niệm, nhà trưng bày, quảng trường với 3 cụm tượng đài và vườn trầu cau.

Đến với khu di tích Ngã Ba Giồng bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, an yên, trầm mặc. Cùng với đó, bạn sẽ có thêm những kiến thức về sự kiện lịch sử thú vị.

Địa chỉ: 1 Phan Văn Hớn, xã Xuân Tân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

dia-diem-vui-choi-huyen-hoc-mon-chua-hoang-phap

địa điểm vui chơi – chùa hoằng pháp – Huyện Hóc Môn

  • Địa chỉ: 196 Lê Lợi, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
  • Thời gian mở cửa: 5:00 – 20:30.

Chùa Hoằng Pháp là ngôi chùa lớn, được nhiều người ghé đến để dâng hương. Đặc biệt vào những ngày rằm hay ngày lễ, chùa đón nhận số lượng phật tử, người hướng phật đông đảo.

Top Địa Danh Du Lịch Nổi Tiếng Ở Hóc Môn Mà Bạn Nên Ghé Thăm

3 thoughts on “Huyện Hóc Môn”

  1. 0.1 hóc môn
    1 HUYỆN HÓC MÔN TPHCM CÓ BAO NHIÊU TÊN ĐƯỜNG ? KÊ TÊN NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐÓ ?
    2 Các xã tại huyện Hóc Môn
    2.1 địa điểm vui chơi – chùa hoằng pháp – Huyện Hóc Môn
    3 Top Địa Danh Du Lịch Nổi Tiếng Ở Hóc Môn Mà Bạn Nên Ghé Thăm
    4 Chùa Hoằng Pháp
    5 Khu Di Tích Ngã Ba Giồng
    6 Chùa Giác Hoàng
    7 Công Viên Cá Koi RinRin Park
    8 Nhà Di Tích Xuân Thới Đông
    9 Chùa Pháp Bửu
    10 Đền Thờ Ông Phan Văn Hớn
    11 Chùa Vĩnh Phước
    12 Di Tích Dinh Quận Hóc Môn (Bảo Tàng Huyện Hóc Môn)
    13 CHÙA TRÚC LÂM (Hóc Môn)
    14 18 Thôn Vườn Trầu
    15 Du lịch Cánh đồng hoa Nhị Bình tại Huyện Hóc Môn

  2. Pingback: Huyện Hóc Môn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Hotline: 0568929686